Giới thiệu  Liên hệ  Góp ý  Hỏi đáp
Trang chủ » Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động
Thứ 5, 31/10/2019
TẠI SAO DOANH NGHIỆP PHẢI HUẤN LUYỆN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG ? (huan luyen an toan lao dong)
17/6/2025. Mục tiêu bài viết Nhằm phục vụ tổ chức cá nhân cập nhật thông tin mới nhất về hoạt động huấn luyện từ A – Z năm 2025. http://kiemdinhbinhduong.vn/đã tổng hợp một số nội dung liên quan đến hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động như sau:

TẠI SAO DOANH NGHIỆP PHẢI HUẤN LUYỆN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG ?
(huan luyen an toan lao dong)

Mục tiêu bài viết: Nhằm phục vụ tổ chức cá nhân cập nhật thông tin mới nhất về hoạt động huấn luyện từ A – Z năm 2025. http://kiemdinhbinhduong.vn/ đã tổng hợp một số nội dung liên quan đến hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động như sau:


Mẫu giấy chứng nhận huấn luyện đối với nhóm 1, nhóm 2, nhóm 5 và nhóm 6


Mẫu giấy chứng nhận huấn luyện đối với nhóm 3

1. Một số định nghĩa về an toàn lao động, vệ sinh lao động cần biết.
(Theo Luật an toàn vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015 do Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ban hành, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; chính sách, chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trách nhiệm và quyền hạn của các tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động và quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động sau đây gọi tắt là Luật an toàn, vệ sinh lao động)

(Điều 3 – Luật an toàn, vệ sinh lao động)
An toàn lao động là gì: Là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động.
Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động.
Yếu tố nguy hiểm là yếu tố gây mất an toàn, làm tổn thương hoặc gây tử vong cho con ngườitrong quá trình lao động.
Yếu tố có hại là yếu tố gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe con người trong quá trình lao động.
Sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động là hư hỏng của máy, thiết bị, vật tư, chất vượt quá giới hạn an toàn kỹ thuật cho phép, xảy ra trong quá trình lao động và gây thiệt hại hoặc có nguy cơ gây thiệt hại cho con người, tài sản và môi trường.
Sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng là sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động lớn, xảy ra trên diện rộng và vượt khả năng ứng phó của cơ sở sản xuất, kinh doanh, cơ quan, tổ chức, địa phương hoặc liên quan đến nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh, địa phương.
Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động.

2. Đối tượng tham gia huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động là ai ?

Đối tượng tham gia huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động (huan luyen an toan) (Điều 2 – Luật an toàn, vệ sinh lao động)

Người lao động bao gồm:
– Người làm việc theo hợp đồng lao động; người thử việc; người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động.
– Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
– Người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng; người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
– Người sử dụng lao động.

3. Tổ chức nào phải huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động ? (Điều 2 – Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 )

Người sử dụng lao động, người lao động theo quy định tại Điều 2 Luật an toàn, vệ sinh lao động.
Đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan …
--> Tấc cả tổ chức, cá nhân có sử dụng lao động ở mọi quy mô đều phải huấn luyện

4. Lợi ích của doanh nghiệp khi thực hiện tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động là gì ?

Tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp, cụ thể như sau:

- Bảo vệ tài sản và con người, tăng năng suất: Doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, từ đó giảm thiệt hại về người và tài sản. Khi người lao động được trang bị kiến thức và kỹ năng về an toàn, họ sẽ yên tâm làm việc, phát huy tối đa năng lực, góp phần nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh.
- Tuân thủ pháp luật và nâng cao uy tín: Việc tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động giúp doanh nghiệp tránh được các hình phạt vi phạm hành chính, đồng thời thể hiện trách nhiệm xã hội, nâng cao uy tín trong mắt khách hàng và đối tác.
- Xây dựng môi trường làm việc an toàn, chuyên nghiệp: Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động giúp truyền đạt thông tin, giáo dục về các yếu tố nguy hiểm, có hại và biện pháp phòng ngừa. Điều này tạo dựng một môi trường làm việc lành mạnh, chuyên nghiệp, nơi người lao động cảm thấy được bảo vệ và có thể cống hiến hết mình cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Tóm lại, việc huấn luyện an toàn vệ sinh lao động không chỉ là nghĩa vụ pháp lý mà còn là khoản đầu tư chiến lược, mang lại giá trị bền vững cho sự phát triển của doanh nghiệp

5. Nguyên tắc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động (Điều 5 – Luật an toàn, vệ sinh lao động)

Việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc là yếu tố cốt lõi, dựa trên các nguyên tắc sau đây được quy định rõ tại Điều 5 của Luật An toàn, vệ sinh lao động:

- Bảo đảm quyền được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động của người lao động: Đây là nguyên tắc hàng đầu, khẳng định quyền cơ bản của mỗi người lao động là được làm việc trong môi trường an toàn, không có các nguy cơ gây hại cho sức khỏe và tính mạng. Doanh nghiệp phải có trách nhiệm tạo ra môi trường làm việc đáp ứng tiêu chuẩn này.
- Ưu tiên phòng ngừa và kiểm soát rủi ro: Nguyên tắc này nhấn mạnh việc tuân thủ đầy đủ các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động trong suốt quá trình làm việc. Đặc biệt, cần ưu tiên các biện pháp mang tính phòng ngừa, chủ động loại trừ và kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại ngay từ nguồn gốc, nhằm ngăn chặn tai nạn và bệnh nghề nghiệp xảy ra.

Việc tuân thủ các nguyên tắc này không chỉ giúp bảo vệ người lao động mà còn góp phần xây dựng một môi trường làm việc hiệu quả và bền vững cho doanh nghiệp.

6. Tổ chức bộ huấn luyện như thế nào ? (đào tạo an toàn lao động)
Việc tổ chức huấn luyện tại cơ sở được chia thành 6 nhóm đối tượng huấn luyện theo quy định tại Khoản 5 – Điều 1- Nghị định 140/2018/NĐ-CP 

– Nhóm 1: Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương; cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại Khoản này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động.

– Nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: Chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở; người trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.

– Nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành (tham khảo Thông tư 06/2020/TT-BLĐTBXH)

– Nhóm 4: Người lao động không thuộc các nhóm 1, 3, 5, 6 quy định tại khoản này, bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động.

– Nhóm 5: Người làm công tác y tế.

– Nhóm 6: An toàn, vệ sinh viên theo quy định tại Điều 74 Luật an toàn, vệ sinh lao động.

Để thuận lợi cho việc tổ chức huấn luyện http://kiemdinhbinhduong.vn/ tổng hợp các nội dung liên quan trong bảng bên dưới, bao gồm phân nhóm huấn luyện, bài giảng huấn luyện và form thẻ/ giấy chứng nhận khi kết quả huấn luyện an toàn đạt yêu cầu (nội dung huấn luyện an toàn kèm theo cơ sở pháp lý quy định mới nhất 2025)

7. Quy định xử phạt vi phạm hành chính về huấn luyện an toàn như thế nào ?
Hiện nay, về hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được thực hiện theo Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

Quý đơn vị/ Doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ hoặc yêu cầu báo giá huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, kiểm định an toàn lao động. Vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới hoặc phản hồi bài viết này. Trân trọng cảm ơn./.

HSE1 -  0908 180844

Bài đã đăng:
  • 2025. Khai báo tai nạn lao động ở đâu ?
  • BICATECH - LỊCH HUẤN LUYỆN AN TOÀN QUÍ III -2025
  • BICATECH - LỊCH HUẤN LUYỆN AN TOÀN QUÍ II -2025
  • BICATECH - LỊCH HUẤN LUYỆN AN TOÀN QUÍ I -2025
  • Khóa huấn luyện an toàn lao động nhóm 2 - nâng cao nhận thức, bảo vệ cuộc sống
  • BÌNH DƯƠNG-LỊCH HUẤN LUYỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG 12-2024
  • Lịch huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động 6.2024 tại Bình Dương
  • Bình Dương - Lịch huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động tháng 11 và 12 năm 2023
  • Lịch huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động tháng 10/2023 tại Bình Dương
  • Lịch huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động tháng 9 năm 2023 tại Bình Dương
THÔNG TIN HỖ TRỢ
Nhân (Mr)
  • 0908 180 844
Nam (Mr)
  • 0983 835 673
Thông (Mr)
  • 0987 170 142
TIN TỨC - SỰ KIỆN
  • Kiểm định an toàn bức xạ
  • Kiểm toán năng lượng
  • Kiểm định kỹ thuật an toàn
  • Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động
  • Đào tạo an toàn bức xạ
  • Công khai ngân sách
  • Tư vấn chuyển giao công nghệ
  • Tuyển dụng
HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG
Thiết bị phân tích hoạt độ phóng xạ
Thiết bị kiểm tra chất lượng máy X quang
Kiểm định an toàn cầu trục
Kiểm tra không phá hủy NDT
Thi cong lắp đặt biogas
Huấn luyện an toàn vệ động
LIÊN KẾT HỮU ÍCH
THĂM DÒ Ý KIẾN
Bạn có hài lòng với phương thức phục vụ của chúng tôi hiện tại không? ý kiến nhận xét của bạn giúp chúng tôi ngày một hoàn thiện để phục vụ bạn được tốt hơn.

Rất hài lòng
Hài lòng
Không hài lòng
Không ý kiến
Bình chọn Xem kết quả
KẾT QUẢ THĂM DÒ Ý KIẾN
Hãy chọn một lựa chọn trước khi bình chọn


Đang gửi ý kiến.
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Tổng truy cập: 489619
Đang online: 15
KHÁCH HÀNG
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tuyển dụng
  • Liên hệ
  • Đóng góp ý kiến
  • Hỏi đáp
  • Kiểm định an toàn bức xạ
  • Kiểm toán năng lượng
  • Kiểm định kỹ thuật an toàn
  • Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động
  • Đào tạo an toàn bức xạ
  • Công khai ngân sách
  • Tư vấn chuyển giao công nghệ
  • Tuyển dụng
 Trang chủ  Giới thiệu  Tuyển dụng  Liên hệ  Góp ý  Hỏi đáp
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRUNG TÂM ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ; MST 3700143802
Số 26, Huỳnh Văn Nghệ, phường Phú Lợi, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
Điện thoại:0274.3856062,  0274.3842352 0274.3822007 
Email: hse1vietnam@gmail.com                 dvkt@kiemdinhbinhduong.vn