7 NỘI DUNG BẮT BUỘC ĐỐI VỚI CẤP CƠ SỞ VỀ QUẢN LÝ SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG
Việc quản lý, chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động phải được thực hiện từ thời điểm người lao động được tuyển dụng và trong suốt quá trình làm việc tại cơ sở lao động.
Dưới đây là 7 nội dung bắt buộc đối với cấp cơ sở về quản lý sức khỏe người lao động:
Nội dung 1. Tổ chức lực lượng sơ cứu, cấp cứu quy định tại Điều 7, Thông tư 19/2016/TT-BYT.
Nội dung 2. Huấn luyện sơ cứu, cấp cứu quy định tại Điều 9, Thông tư 19/2016/TT-BYT.
Nội dung 3. Lập, quản lý, bổ sung hồ sơ vệ sinh lao động, hồ sơ sức khỏe cá nhân của người lao động, hồ sơ quản lý tình hình sức khỏe người lao động tại cơ sở lao động, hồ sơ cá nhân bệnh nghề nghiệp (nếu có), hồ sơ sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động (nếu có), theo dõi sức khỏe và diễn biến bệnh nghề nghiệp của người lao động quy định tại Khoản 1, Điều 9, Thông tư 19/2016/TT-BYT.
Nội dung 4. Bố trí, sắp xếp vị trí việc làm phù hợp với sức khỏe người lao động quy định tại Khoản 2, Điều 9, Thông tư 19/2016/TT-BYT.
Nội dung 5. Bảo đảm cung cấp đủ các công trình vệ sinh, phúc lợi để sử dụng tại nơi làm việc quy định tại Khoản 3, Điều 9, Thông tư 19/2016/TT-BYT.
Nội dung 6. Trang bị đầy đủ trang thiết bị, phương tiện sơ cứu, cấp cứu; tổ chức lực lượng sơ cứu, cấp cứu và có văn bản phân công người quản lý lực lượng sơ cứu, cấp cứu; tổ chức huấn luyện sơ cứu, cấp cứu quy định tại Khoản 4, Điều 9, Thông tư 19/2016/TT-BYT.
Nội dung 7. Báo cáo y tế lao động của cơ sở lao động theo quy định tại phụ lục VIII, Thông tư số 19/2016/TT-BYT, tải mẫu báo cáo y tế lao động của cơ sở tại đây.
Thời gian nộp báo cáo:
- Báo cáo 6 tháng đầu năm gửi trước ngày 05/7 hằng năm.
- Báo cáo năm gửi trước ngày 10/01 năm tiếp theo.
Hình thức gửi báo cáo: trực tiếp, fax, đường bưu điện, thư điện tử.
Nơi nhận Báo cáo: Trung tâm y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Thành Nhân