NGƯỜI TRỰC TIẾP VẬN HÀNH TÀU HỎA, TÀU ĐIỆN; LÁI, SỬA CHỮA, BẢO HÀNH XE Ô TÔ CÁC LOẠI PHẢI ĐƯỢC HUẤN LUYỆN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG NHÓM 3 THEO NGHỊ ĐỊNH 44/2016/NĐ-CP
Thông tư 06/2020/TT-BLĐTBXH chính thức có hiệu lực từ 05/10/2020. Theo đó 32 nhóm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động. Trong đó có người trực tiếp vận hành tàu hỏa, tàu điện; lái (tài xế), sửa chữa, bảo hành xe ô tô các loại phải được huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động nhóm 3 theo quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP
Tai nạn giao thông đang là vấn đề mang tính toàn cầu. Thống kê mỗi năm trên thế giới có khoảng 1,5 triệu người tử vong vì tai nạn giao thông, hơn 50 triệu người bị ảnh hưởng; trong đó, thiệt hại do TNGT khoảng chiếm khoảng 2,5% GDP toàn cầu.
Tại Việt Nam, trung bình hằng năm có hơn 8.000 người tử vong và hơn 10.000 người bị thương nặng vì tai nạn giao thông. Trong khi kiến thức về an toàn giao thông được các cấp, các ngành thông tin hằng ngày, đưa kiến thức an toàn giao thông vào giáo dục từ tuổi mầm non; tin tức vụ tại nạn giao thông mới nhất luôn được cảnh báo, tuyên truyền, hằng ngày, hằng giờ.
Vậy mà, nhiều vụ tại nạn thương tâm vẫn tiếp diễn liên tục trên cả nước, trung bình mỗi ngày khoảng 20 người tử vong vì tai nạn giao thông.
Người bị nạn có thể tử vong hoặc gánh chịu thương tật vĩnh viễn; riêng người gây tai nạn, nếu có lỗi ngoài việc phải bồi thường tổn thất về tinh thần, vật chất cho gia đình người bị nạn, còn phải chịu hậu quả pháp lý do mình gây ra.
![](/Media/ResourceAdmin/images/tngt2.jpg)
(ảnh - baolongan.vn)
Nguyên nhân tai nạn chủ yếu vẫn xuất phát từ lỗi của người điều khiển phương tiện như: đi không đúng chiều đường, phần đường, làn đường quy định; không chú ý quan sát; chuyển hướng không đúng quy định; … Trong đó 3 nguyên nhân chủ yếu xảy ra tai nạn giao thông là:
- Vượt đèn đỏ, vượt quá tốc độ cho phép,
- Đi ngược chiều, chuyển làn đường không chú ý quan sát...
- Lái xe trong tình trạng có chất kích thích, chất gây nghiện (sử dụng đồ uống có cồn, lái xe có sử dụng ma túy hay chất kích thích, …)
Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thống kê tỉ lệ người tử vong vì tai nạn giao thông/ 100.000 dân theo 4 nhóm như sau (số liệu năm 2013):
Nhóm 1 tỉ lệ dưới 10%: Các nước phát triển tại châu Âu. Theo đó, đứng đầu là Monaco với tỷ lệ xấp xỉ 0, Thuỵ Điển (2,8), Anh (2,9), Thuỵ Sĩ (3,4)...
Nhóm 2 tỉ lệ từ (10,1 – 20)%: Chủ yếu là các quốc gia châu Phi nghèo và các nước đang phát triển tại châu Á và Mỹ Latinh, Việt Nam (24,5), Malaysia (24), Brazil (23,4), Myanmar (20,3)...
Nhóm 3 tỉ lệ từ (20,1 – 30)%: Gồm có Mỹ (10,6), Philippines (10,5), Hàn Quốc (12)...
Nhóm 4 tỉ lệ trên 30%: Thái Lan dẫn đầu nhóm có giao thông nguy hiểm nhất thế giới, với tỷ lệ này là 36,2. Nhóm này chủ yếu gồm các quốc gia thu nhập thấp tại châu Phi, như Congo (33,2), Liberia (33,7), ngoài ra còn có Iran (32,1)...
Theo đó Việt Nam thuộc nhóm 2 – tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông lên tới 24,5/100.000 người.
Dưới đây hse1nhan tổng hợp một số quy định tại Việt Nam về tai nạn giao thông trong lĩnh vực lao động.
![](/Media/ResourceAdmin/images/tai-nan-moi-nhat-hom-nay-4-10-5.jpg)
(ảnh TNGT 04/10/2020 - kinhtedothi.vn)
Dưới đây là tình hình tai nạn giao thông trong các năm qua.
SỐ LIỆU THỐNG KÊ
Các trường hợp tai nạn giao thông sau đây được tính là tai nạn lao động:
- Tai nạn giao thông trên đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc đi từ nơi làm việc về nơi ở.
- Người lao động bị tai nạn giao thông khi đang thực hiện công việc, nhiệm vụ do người sử dụng lao động giao (bao gồm tài xế xe ô tô, xe tải)
à Người lao động bị tai nạn giao thông được tính là tai nạn lao động báo ngay cho người có trách nhiệm của Tổ chức/ Doanh nghiệp để được hỗ trợ kịp thời. Đồng thời Tổ chức/ Doanh nghiệp phải thực hiện trách nhiệm của mình theo Điều 18 - Nghị định 39/2016/NĐ-CP
Các trường hợp tai nạn giao thông sau đây được tính là tai nạn lao động (Theo Điều 23 – Nghị định 39/2016/NĐ-CP):
- Tai nạn giao thông trên đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc đi từ nơi làm việc về nơi ở.
- Người lao động bị tai nạn giao thông khi đang thực hiện công việc, nhiệm vụ do người sử dụng lao động giao (bao gồm tài xế xe ô tô các loại)
TRƯỜNG HỢP XẢY RA TAI NẠN LAO ĐỘNG
NGƯỜI LAO ĐỘNG (tham khảo them tại Điều 6 – luật an toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13)
- Báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;
- Chủ động tham gia cấp cứu, khắc phục sự cố, tai nạn lao động theo phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp hoặc khi có lệnh của người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
Thực hiện trách nhiệm theo quy định tại Điều 18 - Nghị định 39/2016/NĐ-CP như sau:
1. Kịp thời tổ chức sơ cứu, cấp cứu người bị nạn.
2. Khai báo tai nạn lao động theo quy định
3. Giữ nguyên hiện trường vụ tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng theo nguyên tắc sau đây:
4. Cung cấp ngay tài liệu, đồ vật, phương tiện có liên quan đến vụ tai nạn theo yêu cầu của Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp trên và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những tài liệu, đồ vật, phương tiện đó.
5. Tạo Điều kiện cho người lao động liên quan đến vụ tai nạn cung cấp thông tin cho Đoàn Điều tra tai nạn lao động khi được yêu cầu.
6. Thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở để Điều tra
7. Thông báo đầy đủ thông tin liên quan về tai nạn lao động tới tất cả người lao động thuộc cơ sở của mình.
8. Hoàn chỉnh hồ sơ và lưu trữ hồ sơ tai nạn lao động cho người lao động trong thời gian như sau:
9. Thanh toán các Khoản chi phí phục vụ cho việc Điều tra tai nạn lao động
10. Thực hiện các biện pháp khắc phục và giải quyết hậu quả
THỦ TỤC KHAI BÁO KHI XẢY RA TAI NẠN LAO ĐỘNG
Bước 1: Phân loại tai nạn lao động theo Điều 9 – Nghị định 39/2016/NĐ-CP
1. Tai nạn lao động làm chết người lao động (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động chết người) là tai nạn lao động mà người lao động bị chết thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Chết tại nơi xảy ra tai nạn;
b) Chết trên đường đi cấp cứu hoặc trong thời gian cấp cứu;
c) Chết trong thời gian Điều trị hoặc chết do tái phát của vết thương do tai nạn lao động gây ra theo kết luận tại biên bản giám định pháp y;
d) Người lao động được tuyên bố chết theo kết luận của Tòa án đối với trường hợp mất tích.
2. Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nặng (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động nặng) là tai nạn lao động làm người lao động bị ít nhất một trong những chấn thương được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nhẹ (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động nhẹ) là tai nạn lao động không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Bước 2: Khai báo tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động theo Điều 10 - Nghị định 39/2016/NĐ-CP.
1. Tai nạn lao động chết người hoặc làm bị thương nặng từ 02 người lao động trở lên.
a) Khai báo bằng cách nhanh với Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Trường hợp tai nạn làm chết người đồng thời báo ngay cho cơ quan Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Công an cấp huyện);
b) Nội dung khai báo theo mẫu quy định tại Phụ lục III Nghị định 39/2016/NĐ-CP
2. Khi biết tin xảy ra tai nạn lao động chết người hoặc làm bị thương nặng từ 02 người lao động trở lên trong các lĩnh vực phóng xạ, thăm dò, khai thác dầu khí, các phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy, đường bộ:
- Ngoài việc thực hiện khai báo theo quy định như trên ĐỒNG THỜI phải khai báo theo luật chuyên
- Nội dung khai báo được thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Khi xảy ra tai nạn lao động đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động, thì việc khai báo như sau:
a) Ngay sau khi biết sự việc người lao động bị chết hoặc bị thương nặng do tai nạn lao động, gia đình nạn nhân hoặc người phát hiện có trách nhiệm khai báo ngay với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi xảy ra tai nạn lao động;
b) Khi nhận được tin xảy ra tai nạn lao động làm chết người hoặc làm bị thương nặng từ 02 người lao động trở lên, Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi xảy ra tai nạn phải báo bằng cách nhanh nhất (trực tiếp hoặc điện thoại, fax, công điện, thư điện tử) với Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Công an cấp huyện theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
Đối với tai nạn giao thông tiến hành xác minh, lập biên bản Điều tra tai nạn lao động căn cứ vào một trong các văn bản, tài liệu sau đây:
1. Hồ sơ giải quyết tai nạn giao thông của cơ quan cảnh sát giao thông;
2. Văn bản xác nhận bị tai nạn của cơ quan công an cấp xã nơi xảy ra tai nạn;
3. Văn bản xác nhận bị tai nạn của chính quyền địa phương nơi xảy ra tai nạn.
Việc tính mức hưởng chế độ tai nạn lao động trong lúc làm việc được thực hiện theo quy định tại Điều 38 – Nghị định 39/2016/ NĐ-CP. Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;
2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:
a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;
b) Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;
c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;
3. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việctrong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;
4. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:
a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;
b) Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
5. Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng;
6. Giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật;
7. Thực hiện bồi thường, trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động công bố biên bản điều tra tai nạn lao động đối với các vụ tai nạn lao động chết người;
8. Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc;
9. Lập hồ sơ hưởng chế độ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục 3 Chương này;
10. Tiền lương để làm cơ sở thực hiện các chế độ bồi thường, trợ cấp, tiền lương trả cho người lao động nghỉ việc do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này là tiền lương bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động, …
hse1nhan 0908180844