TẠI SAO DOANH NGHIỆP PHẢI HUẤN LUYỆN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG ?
(huan luyen an toan lao dong)
Mục tiêu bài viết: Nhằm phục vụ tổ chức cá nhân cập nhật thông tin mới nhất về hoạt động huấn luyện từ A – Z năm 2021. http://kiemdinhbinhduong.vn/đã tổng hợp một số nội dung liên quan đến hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động như sau:
Mẫu giấy chứng nhận huấn luyện đối với nhóm 1, nhóm 2, nhóm 5 và nhóm 6
Mẫu thẻ an toàn lao đông đối với nhóm 3
1. Một số định nghĩa về an toàn lao động, vệ sinh lao động cần biết.
(Theo Luật an toàn vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015 do Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ban hành, quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; chính sách, chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trách nhiệm và quyền hạn của các tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động và quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động sau đây gọi tắt là Luật an toàn, vệ sinh lao động)
(Điều 3 – Luật an toàn, vệ sinh lao động)
An toàn lao động là gì: Là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động.
Vệ sinh lao động là giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động.
Yếu tố nguy hiểm là yếu tố gây mất an toàn, làm tổn thương hoặc gây tử vong cho con ngườitrong quá trình lao động.
Yếu tố có hại là yếu tố gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe con người trong quá trình lao động.
Sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động là hư hỏng của máy, thiết bị, vật tư, chất vượt quá giới hạn an toàn kỹ thuật cho phép, xảy ra trong quá trình lao động và gây thiệt hại hoặc có nguy cơ gây thiệt hại cho con người, tài sản và môi trường.
Sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng là sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động lớn, xảy ra trên diện rộng và vượt khả năng ứng phó của cơ sở sản xuất, kinh doanh, cơ quan, tổ chức, địa phương hoặc liên quan đến nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh, địa phương.
Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động.
2. Đối tượng tham gia huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động là ai ?
Đối tượng tham gia huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động (huan luyen an toan)
(Điều 2 – Luật an toàn, vệ sinh lao động)
Người lao động bao gồm:
– Người làm việc theo hợp đồng lao động; người thử việc; người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động.
– Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
– Người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng; người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
Người sử dụng lao động.
3. Cá nhân, Công ty nào phải huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động ?
(Điều 2 – Nghị định 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động)
Người sử dụng lao động, người lao động theo quy định tại Điều 2 Luật an toàn, vệ sinh lao động.
Đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan …
4. Lợi ích của doanh nghiệp khi thực hiện tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động là gì ?
Người sử dụng lao động tổ chức huấn luyện an toàn nhăm thông tin, tuyên truyền, giáo dục về an toàn, vệ sinh lao động, các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại và các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc cho người lao động; hướng dẫn quy định về an toàn, vệ sinh lao động cho người đến thăm, làm việc tại cơ sở của mình.
Người sử dụng lao động cung cấp thông tin về các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động kèm theo sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn cho người sử dụng trong quá trình lao động.
Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình tổ chức thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức và kỹ năng về an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động của mình; tuyên truyền, vận động xóa bỏ hủ tục, thói quen mất vệ sinh, gây hại, nguy hiểm cho sức khỏe bản thân và cộng đồng trong quá trình lao động.
Thông qua đó người sử dụng lao động giảm rủi ro thiệt hại về người và tài sản, góp phần tăng năng suất lao động. Người lao động an tâm phát huy năng lực, cống hiến hết mình vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Mặt khác, Doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu của khách hàng và tuân thủ tốt quy định pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
5. Nguyên tắc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động
(Điều 5 – Luật an toàn, vệ sinh lao động)
Bảo đảm quyền của người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động.
Tuân thủ đầy đủ các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động; ưu tiên các biện pháp phòng ngừa, loại trừ, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại trong quá trình lao động, …
6. Phân nhóm nhuấn luyện, bài giảng huấn luyện như thế nào ? (đào tạo an toàn lao động)
Việc phân nhóm đối tượng tham gia huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động được thực hiện như theo quy định tại Khoản 5 – Điều 1- Nghị định 140/2018/NĐ-CP như sau:
– Nhóm 1: Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương; cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại Khoản này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động.
– Nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: Chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở; người trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
– Nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành (thông tư số 06/2020/TT-BLĐTBXH)
– Nhóm 4: Người lao động không thuộc các nhóm 1, 3, 5, 6 quy định tại khoản này, bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động.
– Nhóm 5: Người làm công tác y tế.
– Nhóm 6: An toàn, vệ sinh viên theo quy định tại Điều 74 Luật an toàn, vệ sinh lao động. (1. Mỗi tổ sản xuất trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có ít nhất một an toàn, vệ sinh viên kiêm nhiệm trong giờ làm việc. Người sử dụng lao động ra quyết định thành lập và ban hành quy chế hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên sau khi thống nhất ý kiến với Ban chấp hành công đoàn cơ sở nếu cơ sở sản xuất, kinh doanh đã thành lập Ban chấp hành công đoàn cơ sở.
2. An toàn, vệ sinh viên là người lao động trực tiếp, am hiểu chuyên môn và kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động; tự nguyện và gương mẫu trong việc chấp hành các quy định an toàn, vệ sinh lao động và được người lao động trong tổ bầu ra…)
Để thuận lợi cho việc tổ chức huấn luyện http://kiemdinhbinhduong.vn/ tổng hợp các nội dung liên quan trong bảng bên dưới, bao gồm phân nhóm huấn luyện, bài giảng huấn luyện và form thẻ/ giấy chứng nhận khi kết quả huấn luyện an toàn đạt yêu cầu (nội dung huấn luyện an toàn kèm theo cơ sở pháp lý quy định mới nhất 2020)
7. Quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với Doanh nghiệp không tổ chức huấn luyện an toàn như thế nào ?
Hiện nay, về hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được thực hiện theo Nghị định 28/2020/NĐ-CP ngày 01 / 3/ 2020. Cụ thể đối với doanh nghiệp vi phạm hành chính về việc không tổ chức huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao động, người học nghề, tập nghề đúng theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
(Trích Điều 24 – Nghị định 28/2020/NĐ-CP - Vi phạm quy định về hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động)
1. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có hành vi không tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động theo quy định của pháp luật hoặc thỏa thuận với tổ chức hoạt động huấn luyện không huấn luyện mà nhận kết quả huấn luyện theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người;
d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người;
đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người trở lên.
Quý đơn vị/ Doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ hoặc yêu cầu báo giá huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, kiểm định an toàn lao động. Vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới hoặc phản hồi bài viết này. Trân trọng cảm ơn./.
NGUYỄN THÀNH NHÂN